Mục lục
ToggleSinh viên năm nhất vẫn loay hoay chưa chưa biết cách viết tiểu luận như thế nào cho đúng và đạt điểm cao? Thấu hiểu những khó khăn bạn đang phải đối mặt, Vietthueontime sẽ hướng dẫn bạn các bước viết tiểu luận đơn giản nhất trong nội dung này!
Tiểu luận là gì?
Tiểu luận là văn bản có quy mô nhỏ, phân tích và đánh giá một vấn đề cụ thể thông qua việc nghiên cứu các nguồn tài liệu có sẵn. Tuy là bài tập nhỏ, nhưng để có được điểm tiểu luận cao thì đòi hỏi sinh viên phải biết nghiên cứu khoa học, logic, biến tập và trình bày.
Cấu trúc bài tiểu luận
Cách viết tiểu luận chuẩn chỉnh bắt nguồn từ việc nắm rõ cấu trúc từng phần của nó. Cụ thể thì văn bản này sẽ bao gồm các yếu tố chính:
- Trang bìa.
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung (gồm 3 chương Khái niệm, Trọng tâm vấn đề, Kết luận).
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.
Xem chi tiết: Cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh chuẩn nhất hiện nay
Cách viết tiểu luận
Để bạn dễ dàng hơn trong việc học cách viết tiểu luận, Vietthueontime sẽ chia ra làm 2 phần rõ ràng:
Quy tắc chung trình bày tiểu luận
Bạn nên đảm bảo bài tiểu luận được trình bày theo quy tắc sau:
- Khổ giấy in: A4, chiều dọc, in trên một mặt.
- Lề trang: Trên và dưới 2.5 cm, trái 3.5 cm, phải 2.5 cm.
- Phông chữ: Times New Roman.
- Cỡ chữ: 13.
- Khoảng cách dòng: 1.3.
- Header/Footer: 1.5 cm, chèn tên và MSSV.
- Bảng mã: Unicode.
- Độ dài: Tối đa 30 trang.
- Bìa: Sử dụng theo bìa của từng trường.
- Chú thích: Ghi bên dưới ảnh, đồ thị, bảng,…
- Mục lục: Chỉ liệt kê tiêu đề lớn, tiểu mục và phải đánh số trang tương ứng.
Cách viết tiểu luận với 5 bước
Về cơ bản, để hoàn thành một bài tiểu luận sẽ trải qua các bước:
Bước 1: Nghiên cứu đề tài
Sau khi nhận và hiểu rõ ý nghĩa của đề tài, bạn sẽ dành thời gian để nghiên cứu và tổng hợp thông tin liên quan. Một số nơi bạn có thể tìm dữ liệu: Bài báo khoa học, thư viện, các trang thông tin uy tín trên internet.
Bước 2: Lập dàn ý
Đừng bỏ qua việc lập dàn ý theo cấu trúc bài tiểu luận mà Vietthuediemcao đã chia sẻ. Vì nó giúp bạn hình dung được nội dung tổng quát để làm rõ đề tài, tránh mất thời gian và bỏ sót các ý quan trọng.
Lưu ý: Trong quá trình lập dàn ý, bạn nên ghi chú lại nguồn thông tin cụ thể cho từng phần để thuận tiện hơn khi trong bước tiếp theo.
Bước 3: Viết lập luận
Bước này sẽ tương ứng với “Phần nội dung” trong cấu trúc bài tiểu luận. Bạn sẽ phải sử dụng những kiến thức và dữ liệu thu thập được để làm rõ đề tài từ nhiều góc độ.
Mẹo điểm cao: Tùy từng chủ đề mà các lập luận của bạn phải sắp xếp một cách logic (từ điều A dẫn đến điều B để tạo ra kết quả C). Tránh sử dụng các nhận định chung chung, thiếu tính thực tiễn.
Bước 4: Định dạng và kiểm tra
Đến đây, việc bạn cần làm là xem lại những quy tắc trình bày tiểu luận để định dạng nội dung một cách đồng nhất. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra lỗi chính tả, cấu trúc câu, các yếu tố phân tích vấn đề đã được sắp xếp hợp lý hay chưa,…
Bước 5: Nộp bài
Thông thường, giảng viên sẽ yêu cầu nộp tiểu luận bản giấy, bạn nên đi photo trước đó 1 – 2 ngày. Và đừng quên kiểm tra nội dung có bị lỗi phông chữ, lệch lề, nhạt màu,… hay không trước khi nộp bài.
Giới thiệu dịch vụ
Hầu hết các bạn sinh viên đều gặp vấn đề trong lần đầu làm tiểu luận vì chưa hiểu rõ quy trình, cách thức và không có kinh nghiệm. Để tránh vấn đề trên, tiết kiệm thời gian, nâng cao điểm số,… bạn nên nhờ sự trợ giúp từ dịch vụ viết thuê tiểu luận uy tín tại Vietthueontime:
- Thực hiện bởi đội ngũ giảng viên/nhân sự có kinh nghiệm.
- Hỗ trợ tất cả đề tài tiểu luận, tạo nội dung chất lượng.
- Chi phí cá nhân hóa (trao đổi theo yêu cầu).
- Cam kết 100% bảo vệ bí mật liên quan đến dữ liệu khách hàng.
Liên hệ Zalo 0799.327.987 để được giúp đỡ sớm nhất!
Lời kết
Như vậy, bạn đã biết cách viết tiểu luận đạt điểm cao rồi đấy. Vietthueontime sẽ tiếp tục cập nhật, đồng hành và chia sẻ nhiều nội dung hữu ích quá trình học tập của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm các bài liên quan:
- Cách tránh đạo văn hiệu quả khi làm bài luận cho sinh viên
- 8 Lưu ý khi làm tiểu luận để đạt điểm cao trên đại học